Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell bày tỏ lo ngại rằng cuộc khủng hoảng coronavirus có thể để lại những vết sẹo vĩnh viễn cho nền kinh tế Hoa Kỳ và cho biết các nhà hoạch định chính sách ở mọi cấp cần phải hành động nhiều hơn để hạn chế những thiệt hại này.
Tình hình việc làm tại các nhà máy Trung Quốc trở nên tổi tệ hơn vào tháng Tư kể từ thời điểm cuối tháng 3, China Beige Book, nguồn dữ liệu độc lập lớn quy mô lớn trên thế giới thống kê tình hình kinh tế Trung Quốc, cho biết, cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới này thậm chí đang gặp nhiều khó khăn hơn những gì được phản ánh trên các con số.
Úc đã cho thấy những thành công bước đầu trong việc khống chế dịch bệnh khi số ca nhiễm mới tại quốc gia này đang giảm dần, tuy nhiên diễn biến đầy tích cực này lại không thể ngăn chặn được thực trạng Úc ngày càng lún sâu vào suy thoái kinh tế. Các nhà kinh tế cho rằng, đây sẽ là thời kỳ khó khăn nhất đối với kinh tế Úc từ cuộc Đại suy thoại 1930-1931.
Singapore, một trong những quốc gia ít dân nhất tại khu vực châu Á, đang nổi lên với số lượng ca nhiễm coronavirus cao nhất khu vực, chỉ đứng sau hai quốc gia đông dân nhất trên thế giới.
Một cuộc khảo sát của các nhà kinh tế do Bloomberg News thực hiện cho thấy trong những tháng tới, Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ mở rộng quy mô thu mua trái phiếu khẩn cấp và tăng hỗ trợ kinh tế trước ảnh hưởng của dịch bệnh.
Nền kinh tế Malaysia ước tính thiệt hại khoảng 2,4 tỷ ringgit (tương đương 550 triệu USD) mỗi ngày từ phía các doanh nghiệp vẫn đóng cửa ngừng hoạt động do yêu cầu hạn chế di chuyển của chính phủ áp trong cuộc chiến ngăn chặn đại dịch coronavirus.
Các “ông lớn” ngân hàng trên thế giới vẫn đè nặng trên vai áp lực giải cứu nền kinh tế trước những tác động ngày càng tồi tệ của dịch bệnh coronavirus ngay cả khi đã liên tục tiến hành cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục và bơm vào thị trường những gói kích thích trí giá hàng nghìn tỷ đô la.
Mùa thu hoạch (earnings season), thời điểm mà các doanh nghiệp sẽ báo cáo kết quả kinh doanh trong quý, đầu tiên trong năm tài chính 2020 được cho là khác với tất cả các mùa thu hoạch trước đây. Đại dịch coronavirus trên toàn cầu đã đặt dấu chấm hết cho kỳ tăng trưởng dài nhất trên thị trường Hoa Kỳ, đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục và “làn sóng” phá sản từ phía các doanh nghiệp.
Đại dịch coronavirus đang thúc đẩy sự gia tăng giao dịch tiền tệ của các nhà đầu tư lẻ tại Nhật Bản, những người đã nhận thấy quá trình làm việc tại nhà tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn mong đợi trong việc theo dõi thị trường.
Trước ảnh hưởng của đại dịch, thị trường tài chính hiện tại liên tục cho thấy những tín hiệu tương đối hỗn loạn và phức tạp, cộng thêm tác động của các biện pháp hỗ trợ tiền tệ, các phương án hạn chế, phong tỏa và số liệu các ca nhiễm không ngừng gia tăng trên toàn cầu
New Zealand sẽ nới lỏng một phần các biện pháp phong tỏa và hạn chế trên toàn quốc trong một tuần nữa khi số ca nhiễm đang giảm dần và công tác phong tránh dường như vẫn đang phát huy tốt tác dụng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay góp sức với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chỉ ra rằng các vấn đề tranh chấp chỉ nên được đưa ra bàn luận và giải quyết sau khi sự bùng phát của dịch bệnh đã nằm trong tầm kiểm soát.
Giá vàng có thể lên tới 2000 đô/ounce và sẽ duy trì ở mức cao trong 5 năm tới khi nền kinh tế toàn cầu phải tiếp tục đối mặt và khắc phục những ảnh hưởng do đại dịch coronavirus gây ra, theo nhận định của người đứng đầu Newmont Corp, đơn vị khai thác kim loại quý hàng đầu thế giới.
Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo chính quyền của mình tạm thời ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới do tổ chức này chưa đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc và đưa thông tin không đầy đủ trước khi dịch bệnh lan rộng.
Trước những tác động của đại dịch coronavirus, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho rằng nền kinh tế châu Âu sẽ đối mặt với những diễn biến suy thoái nghiêm trọng hơn. Các đánh giá cho thấy Eurozone có thể có dấu hiệu tăng trưởng trong quý 3 năm nay, nhưng sự phục hồi thực sự cần phải đợi đến năm 2021.
Quỹ tiền tệ thế giới – tổ chức bảo vệ nền kinh tế toàn cầu sẽ tiến hành họp trong tuần tới để tổng hợp lại bức tranh những gì đã xảy ra trong vài tháng qua.
Jun Saito, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản (JCER), cho biết dịch bệnh coronavirus đã giáng một đòn đánh cuối cùng xuống nền kinh tế Nhật Bản. Goldman Sachs dự kiến rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ thu hẹp 25% quy mô trong quý này, đây là việc chưa từng xảy ra trước đây.
Đại dịch coronavirus có thể sẽ cướp đi của nền kinh tế toàn cầu mức tăng trưởng hơn 5 nghìn tỷ đô la Mỹ, con số này còn lớn hơn sản lượng trung bình hàng năm của cả nước Nhật.
Tập đoàn Tesla quyết định sẽ cắt giảm mức lương của nhân viên, với mức cắt giảm lên tới 30%, kể từ thứ Hai tuần này để điều chỉnh chi phí sản xuất do việc phải đóng cửa một số nhà máy vận hành vì đại dịch coronavirus.
Số ca nhiễm trên toàn thế giới đã cán mốc 1,5 triệu người, chưa đầy một tuần trước đây khi con số này được báo cáo là 1 triệu ca nhiễm. New York, Anh và Bỉ đã chứng kiến những ngày “chết chóc nhất” của đại dịch.